Concorde – Anh là ai?

3 minute read

Aérospatiale-BAC Concorde là phi cơ siêu thanh chở khách thương mại nhanh nhất trên thế giới với tốc độ gấp 02 lần âm thanh, được chế tạo bởi hai hãng quốc doanh là Aérospatiale của Pháp Quốc và British Aircraft Corporation (BAC) của Anh Quốc. Phía “bên kia”, Soviet chế tạo ra phi cơ Tupolev Tu-144, cũng siêu thanh, cũng mũi gập tuy nhiên tỷ lệ thành công trên tổng số các chuyến bay lại thấp hơn người anh em Concorde (khá nhiều).

Concorde
Concorde hạ cánh tại Farnborough Fitzgerald.
Tu-144LL
Tu-144LL SST Flying Laboratory cất cánh tại Zhukovsky Air Development Center.

Có tổng cộng 20 Concorde được sản xuất, trong đó chỉ có 14 phi cơ chính thức tham gia hoạt động vận tải, British Airway và Air France mỗi đơn vị được sở  hữu 7 chiếc.  6 chiếc còn lại gồm có 2 nguyên mẫu, 2 mẫu thử nghiệm và 2 chiếc “first off the line” không bán, để trưng bảo tàng.

Chuyến bay đầu tiên của Concorde được thực hiện vào năm 1969 và chính thức cung cấp dịch vụ vận tải vào năm 1976. Với thời gian bay chỉ bằng một nửa so với các hãng hàng không khác, Concorde chọn đường bay quen thuộc của mình từ London Heathrow hoặc Paris Charles de Gaulle Airport đến New York-JFK, Washington Dulles và Barbados, những nơi mà tinh hoa tụ tập đông đúc – những người đủ khả năng chi trả ít nhất 4500 bảng Anh để đi từ London tới New York chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Chiều thứ ba ngày 25 tháng 7 năm 2000, phi cơ Concorde 203 (Air France 4590) rời Paris đi New York bị rơi chỉ sau 60 giây cất cánh. Bình xăng bị vỡ khiến cho cả 4 động cơ Rolls-Royce/SNECMA Olympus 593s bị cháy rụi, toàn bộ 113 người thiệt mạng trong tai nạn này, 100 hành khách, 9 người thuộc phi hành đoàn và 4 người khác đang ở trong khách sạn Hotelissimo bị máy bay rơi trúng.

Air France 4590
Concorde 203 (Air France 4590).

Lý do khiến cho bình xăng vỡ được xác định là do trong lúc cất cánh, Concorde cán phải một đai Titan trên đường băng, chiếc đai titan này thuộc về máy bay Continental DC-10 và ngoài gây thiệt mạng cho 113 người, nó còn khiến cho Continental phải chi hàng triệu USD bồi thường và thợ cơ khí John Taylor chịu án phạt 15 tháng tù treo cho sự bất cẩn của mình.

Đai Titan
Đai Titan ở ... đường băng.
wearstrip
Đai Titan ở đúng vị trí.
Đai Titan
Đai Titan ... tại tòa.

Với giá trị khoảng 350 triệu USD cho 1 phi cơ, Concorde không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho các hãng hàng không dù vé được bán với mức giá “cắt cổ”, sứ mệnh chính của Concorde là hoạt động PR và marketing, các hành khách hạng thương gia và first class của British Airway và Air France đều có những chương trình tích điểm để cưỡi Concorde miễn phí.

Vụ tai nạn tại Pháp và sự quan tâm của truyền thông báo chí là giọt nước làm tràn ly, phi cơ Concorde buộc phải thực hiện hàng loạt các nâng cấp an toàn với chi phí lên tới 150 triệu USD trong vòng 3 – 4 năm. Sự khủng hoảng của các hãng hàng không sau ngày 11 tháng 09 cũng là một trong những nguyên nhân khiến Air France cũng như British Airway không thể thu về được số tiền bảo dưỡng khổng lồ, và siêu thanh cơ đã thực hiện chuyến bay cuối cùng của mình vào ngày 24 tháng 10 năm 2003.

Phi cơ Concorde đã trở thành huyền thoại, và người Châu Âu luôn có thể tự hào rằng, họ đã tạo ra một phi cơ siêu thanh thương mại – điều mà ngay cả nước Mỹ cũng chưa thể thực hiện được.

Aerospatiale-British Aircraft Corporation Concorde (Air France JP71122)
Air France Concorde at JFK Airport in 2003.

*Lưu ý:

Updated:

Comments